Con đường triết học là con đường nằm dưới chân núi Higashiyama của Kyoto. Đây là một con đường nhỏ lát đá men theo kênh nước của hồ Biwa, có chiều dài khoảng 1.5-2km từ Nyakuoji gần Eikan-do ở hướng Nam, đến khu vực xung quanh chùa Ginkaku-ji ở phía Bắc. Hai bên bờ kênh được trồng rất nhiều cây hoa sakura dạng vòm cong nhẹ. Khi hoa Sakura mãn khai, con đường chẳng khác gì một đường hầm Sakura rất đẹp, thu hút đông đảo khách du lịch từ trong và ngoài nước đến tham quan.
Tại phía Đông của hồ chính là rừng Higashiyama, là nơi đã ngập tràn một mầu đỏ rực rỡ, nổi bật trong mùa lá đỏ, đẹp vô cùng. Riêng điều này đã là “thỏi nam châm” thu hút khách du lịch rồi, song bên cạnh đó xung quanh nơi này còn nhiều điểm tham quan khác cũng rất ấn tượng. Đây cũng chính là điểm khởi đầu xuất phát của chương trình đi bộ lên núi Higashiyama.
Vào thời Minh Trị (1868-1912) con đường này được mệnh danh là “Con đường của các văn nhân”, tuy nhiên vể sau, nhà Triết học Nishida Ikutaro đã đi bộ trên đường này và được gọi là “Con đường Triết học” hay “Con đường tư duy”. Đến năm 1972, trong cuộc tiến hành vận động bảo tồn di tích, nơi đây đã có tên chính thức là “Con đường Triết học”.
Thượng tuần tháng 4 được xem là thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng và thưởng thức vẻ đẹp của hoa Anh đào tại con đường Triết học. Những cây hoa Anh đào được trồng dọc 2 bên con kênh, làm du khách đến đây như có cảm giác đang lạc bước vào một con đường hầm Sakura. Đây cũng là địa điểm được giới thiệu cho cả dân bản địa.
Lộ trình ngắm hoa sẽ xuất phát từ đền Ginkakuji rồi kết thúc tại đền Nanzenji. Khi bóng tối bao trùm lên những con đường nhỏ ở Kyoto, bạn nên dừng chân tạo một tửu quán ven khu phố cổ và tận hưởng không gian nghệ thuật trình diễn đàn dây của Geisha – một nét đặc sắc chỉ có nơi này.
Nơi này còn sở hữu nhiều điểm đến hấp dẫn nối tiếp nhau như Ginkaku-ji, Honen-in, Reikan-ji (nổi tiếng về hoa Tsubaki), Eikan-do (điểm ngắm là đỏ nổi tiếng bậc nhất) Nyakuoji (thờ thần trấn hộ). “Con đường Triết học” được xướng tên vào “TOP 100 con đường đẹp của Nhật Bản”, là con đường liên kết các địa điểm tham quan trên. Trên con đường này các cổ nhân đã từng tản bộ và suy ngẫm, tư duy, sáng tác.
Qua nhiều thăng trầm, con người hiện đại hôm nay vẫn giống các bậc hiền triết xưa, vừa đi bộ trên con đường, vừa suy ngẫm về cuộc sống về thành công của các tiền bối. Đây chính là một điểm rất hay, rất mới lạ trong chuyến hành trình Higashiyama.